Skip to content

Mỗi khi ăn đồ ngọt, cơ thể bạn sẽ mất đi Kali (potassium)

Mỗi khi bạn ăn đường hoặc carbohydrate tinh chế, bạn sẽ mất đi kali. Đường luôn được lưu trữ trong cơ thể cùng với kali.

Shinrin
Shinrin
6 min read
Mỗi khi ăn đồ ngọt, cơ thể bạn sẽ mất đi Kali (potassium)

Table of Contents

Bài viết này dành cho những ai quan tâm và muốn tìm hiểu về cơ chế của việc tiêu thụ đường với cơ thể, giúp bạn có một hình dung rõ ràng và trở nên 'mindful' hơn mỗi khi ăn những thực phẩm có bổ sung đường đơn. Nó đặc biệt hữu ích cho những ai đang điều trị ung thư, quản lý tim mạch và tiểu đường vì chỉ ra mối liên hệ giữa 2 bệnh này dựa trên thói quen ăn uống. Vì sao khi bị một số loại ung thư, cơ thể hay bị phù và tích nước?

Bài viết được dịch từ Research

.

Mỗi lần bạn ăn đồ ngọt, bạn buộc các tế bào của mình phải từ bỏ kali.

Bạn có thể thiếu kali mà không hề biết. Mỗi khi bạn ăn đường hoặc carbohydrate tinh chế, bạn sẽ mất đi kali. Đường luôn được lưu trữ trong cơ thể cùng với kali. Vì vậy, khi bạn ăn đường tinh chế (loại luôn thiếu kali trừ khi bạn tiêu thụ mật mía hoặc đường nâu), lượng dự trữ kali trong cơ thể sẽ cạn kiệt. Vấn đề này còn trở nên nghiêm trọng hơn khi tuyến thượng thận (gland adrenal), khi hoạt động quá mức, sẽ đẩy kali ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu. Kali cần được duy trì trong một sự cân bằng tinh tế với natri. Điều này dẫn đến việc giữ nước trong các mô của bạn, vì khi kali giảm, natri tăng lên.

Kali là khoáng chất chính cung cấp điện tích cho các tế bào của bạn. Nếu thiếu nó, bạn sẽ bị mất nước bên trong các tế bào và giữ nước bên ngoài các tế bào, giống như những nếp nhăn trên mắt cá chân khi bạn cởi tất vào giờ đi ngủ. Nếu bạn nghĩ về lượng muối mà chúng ta hấp thụ từ thực phẩm, bạn sẽ thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề này – khoai tây chiên, bánh quy, bắp rang, bánh ngô, nước sốt, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, v.v. Bạn sẽ không bao giờ thấy kali xuất hiện trên nhãn mác thực phẩm.

 Mọi người thường quá chú trọng vào việc cắt giảm natri (sodium có trong muối) trong chế độ ăn uống mà không chú ý đến tầm quan trọng của việc đảm bảo ăn các thực phẩm giàu kali. Mỗi lần bạn ăn đồ ngọt, bạn buộc các tế bào của mình phải từ bỏ kali. Mỗi lần bạn gặp căng thẳng, bạn buộc tuyến thượng thận đẩy kali ra ngoài. Và một khi kali đã cạn kiệt, lượng đường này không còn được lưu trữ dưới dạng glycogen (dạng đường dự trữ); nó sẽ được lưu trữ dưới dạng mỡ và cholesterol. Bằng cách cung cấp đủ kali, bạn có thể cân bằng lượng chất béo dự trữ trong cơ thể.

 Kali bảo vệ thận của bạn; nó cân bằng lượng đường trong máu, hỗ trợ các tế bào hồng cầu, giúp duy trì huyết áp và nhịp tim, cũng như giữ cho các tế bào có tính điện cao.

Nếu một người cạn kiệt hoàn toàn lượng kali dự trữ của mình, lượng kali dự trữ này có thể mất tới sáu tháng để bổ sung lại. Có một số loại thực phẩm chính có hàm lượng kali cao hơn natri. Dù bạn có tin hay không, chuối không chứa nhiều kali như cách đây 20 năm.

Dưới đây là một số thực phẩm có hàm lượng kali cao.

 

Kali cao (hơn 225r mỗi ½ khẩu phần)

Tất cả các loại thịt, gia cầm và cá đều giàu Kali

Sữa (hữu cơ)

Quả mơ (tươi tốt hơn là đóng hộp)

Cam và nước cam

Khoai tây (hữu cơ)

Chuối

Mận khô (prunes)

Dưa lưới

Rau chân vịt (hữu cơ)

Dưa bở ruột xanh

Cà chua

Kiwi

Nước ép rau

Đậu bơ hay còn gọi là đậu Lima (hữu cơ)

Các loại bí mùa đông (ví dụ bí sợi mì)

Kali trung bình (125 – 225mg mỗi khẩu phần)

Đây là những thức ăn chiếm phần lớn trong một thực đơn cân bằng dinh dưỡng

Nước ép táo (hữu cơ)

Nấm tươi

Măng tây

Củ hành tây

Củ dền

Quả đào (hữu cơ)

Quả mâm xôi (blackberries) (hữu cơ)

Quả lê (hữu cơ)

Bông cải

Dứa

Cà rốt

Nho khô đen (Raisin) (hữu cơ)

Cherry (hữu cơ)

Quả mâm xôi đỏ (Raspberries) (hữu cơ)

Bắp ngô

Dâu (hữu cơ)

Cà tím

Bí ngòi

Bưởi

Quýt

Đậu Hà Lan

Dưa hấu

Xà lách lô lô (loose leaf lettuce)

 

 

Kai thấp (ít hơn 125mg mỗi khẩu phần)

Những thực phẩm này cung cấp ít giá trị điện giải hơn trên mỗi khẩu phần ăn đối với những người cần tăng mức kali.

Táo (hữu cơ)

Dưa leo

Nấm

Ớt chuông (hữu cơ)

Cocktail trái cây

Đào, đóng hộp (hữu cơ)

Việt quất

Nho (hữu cơ)

Dứa, tươi

Bắp cải

Đậu xanh

Mận hậu

Nam việt quất (cranberries)

Xà lách iceberg

 

Nước ép nam việt quất

Quýt mandarin đóng hộp

 

 Tôi không khuyên bạn nên bổ sung kali dưới dạng thực phẩm chức năng vì trong tự nhiên bạn không bao giờ nhìn thấy từng khoáng chất riêng lẻ; chúng luôn ở trong một phức hợp. Một trong những loại thực phẩm bổ sung kali tốt nhất mà tôi biết có tên là SPRINGREEN (360 viên). Đó là nước ép khô chiết xuất từ ​​các loại cỏ ngũ cốc non đang phát triển – lúa mạch, yến mạch, lúa mạch đen và lúa mì. Họ trồng sản phẩm này trên đất màu mỡ và không có hóa chất. Bạn mở chai và bạn có thể ngửi thấy nó tươi như thế nào. Nó chứa tất cả các khoáng chất quan trọng, không chỉ kali, ở trạng thái cân bằng. Nếu bạn bị ứ nước, sáng hôm sau sau khi uống bạn sẽ không thấy tình trạng phù nữa. (*đây là lời khuyên của tác giả viết research này, không phải của ahealingwalk bạn nhé!)

.

Nếu cần phải mua đường, bạn hãy đổi từ đường trắng tinh luyện sang đường vàng khoáng chất. Đọc nhãn sản phẩm nhé. Ngoài ra, còn có thể dùng đường thốt nốt nguyên chất.

eatingwelldiabete management

Shinrin

Greetings! I'm Shinrin, your coach and a wordsmith for mindfulness in our project.


Related Posts

Pre-diabete diet plan

A balanced diet plan and foods to help you begin your journey to a diabetes-free life.

Pre-diabete diet plan

Good sweet: Maltose, honey of the East

Have you ever heard about Maltose (Mạch nha)? It's a popular traditional dessert in Vietnam, especially in countryside in the past.

Good sweet: Maltose, honey of the East

[healing tea] turmeric ginger tea

Learn how to make ginger turmeric tea with both fresh turmeric & ginger and dried ground turmeric and ginger.

[healing tea] turmeric ginger tea